Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân đầu tiên của Vùng mỏ
"Thân ái gửi công nhân cán bộ bến Cửa Ông:
Bác vui lòng nhận được điện của các cô, các chú báo cáo đã hoàn thành Qúy I năm 1965. Bác mong các cô, các chú nhân đà thắng lợi đó cùng các xí nghiệp bạn cố gắng hoàn thành kế hoạch cao hơn nữa"
Bác Hồ
Khắc ghi lời Bác, cán bộ công nhân Vùng Mỏ đã nỗ lực phấn đấu, đạt nhiều thành tích trong chiến đấu và sản xuất.
Tự hào truyền thống anh hùng
Sau cách mạng Tháng 8, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta; hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 của Hồ Chủ Tịch, công nhân tự vệ, đội viên đội cảm tử Bến Cửa Ông đã dũng cảm chiến đấu, Ngày 25/12/1946 công nhân và tự vệ bến Cửa Ông vinh dự được BCH Đảng bộ đặc khu Hòn Gai tặng cờ , tuyên dương về tinh thần chiến đấu và phá hoại kinh tế của địch.
Suốt những năm kháng chiến chống Pháp, đội ngũ công nhân bến Cửa Ông đã cùng quân dân Quảng Ninh đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn vùng Mỏ, Ngày 24/4/ 1955, tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cửa Ông, vùng Mỏ hoàn toàn giải phóng. Lịch sử còn ghi nhớ, thực dân Pháp hậm hực khi rút khỏi Cửa Ông, chúng âm mưu làm tê liệt máy móc thiết bị và cài cắm các phần tử phản động để phá hoại với âm mưu thâm độc: “ít ra cũng phải 20 đến 25 năm nữa người An Nam mới đào được than và đưa sản xuất trở lại”. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với tinh thần yêu nước nồng nàn, những người thợ Cửa Ông như: Huỳnh Văn Nguôn, Vũ Hữu Luyện, Trương Hữu My, Trần Sinh Xướng… đặc biệt là nguời thợ điện Lê Văn Hiển (Anh hùng Lao động đầu tiên của vùng mỏ) đã đưa nhà sàng, bến cảng phục hồi trở lại sản xuất trong thời gian chưa đầy một tháng. được Bác Hồ khen ngợi Với phẩm chất cần cù, sáng tạo, công nhân bến Cửa Ông đã hoàn thành kế hoạch 3 năm "cải tạo kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa".
Từ một phân xưởng của mỏ Cẩm Phả, ngày 20/8/1960 Xí nghiệp Bến Cửa Ông đã được thành lập, có 1.629 CBCN, 7 chi bộ với 155 đảng viên, 2 cán bộ trung cấp, công nhân chủ yếu là lao động phổ thông. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, CBCN Xí nghiệp đã đoàn kết, khắc phục khó khăn để lao động, sản xuất. Làm theo lời Bác d¹y “Người người thi đua, ngành ngành thi đua”, với các chiến dịch sản xuất than: “Điện Biên Phủ”, “Đắc Tô”, “Vì Miền Nam ruột thịt”… Xí nghiệp đã hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960 – 1964) và được Bác Hồ gửi thư khen đồng thời được ghi tên trên Cờ thưởng luân lưu của Bác.
Giai đoạn vừa sản xuất, vừa chiến đấu
Ngày 5 tháng 8 năm 1964, ®ế quốc Mỹ ném bom miền Bắc. Xí nghiệp vµ Vùng mỏ đã trở thành trọng điểm đánh phá huỷ diệt của giặc. Thực hiện lời kêu gọi: “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của Hồ Chủ Tịch, CBCN Xí nghiệp đã anh dũng bám trụ để sản xuất và chiến đấu bảo vệ nhà máy. Tự vệ Xí nghiệp đã dũng cảm phối hợp cùng với các lực lượng vũ trang trên địa bàn bắn rơi 8 máy bay Mỹ. Chiến công nối tiếp chiến công, năm 1966, §ại đội nữ tự vệ nhà sàng được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu “ ®ơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” - ®ơn vị Anh hùng đầu tiên của vùng mỏ. Cùng thời điểm đó Xí nghiệp được Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm và gắn huy hiệu Bác Hồ cho nữ y tá Trần Thị Ánh Tuyết - người đã quên mình trong mưa bom, bão đạn, suốt 360 ngày đêm có mặt tại các trọng điểm đánh phá của địch, cùng tập thể nữ y tá cứu chữa công nhân bị thương.
Ngày 15/11/1968, Xí nghiệp vinh dự được cử nữ công nhân Trần Thị Cậy cùng đoàn đại biểu công nhân mỏ lên gặp Bác Hå tại Phủ chủ tịch. Thấm nhuần lời Bác dạy: " Ngành sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc. Toàn thể công nhân vµ cán bộ phải có nhiệt tình cách mạng và tinh thần yêu nước rất cao, ý chí quyết đánh, quyết thắng rất vững, phải có ý thức làm chủ níc nhµ, làm chủ xí nghiệp, vượt mäi khó khăn, nhằm vào mục đích chung là sản xuất thật nhiều than cho tổ quốc". Năm 1968 CBCN Xí nghiệp đã thi đua hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất trước thời hạn 48 ngày. Một lần nữa Bác Hồ gửi điện khen và tên Xí nghiệp lại được ghi trên Cờ thưởng luân lưu hạng nhất của Người.
Bị thua to tại chiến trường miền Nam, ngày 10/5/1972, ®ế quốc Mỹ điên cuồng quay lại ném bom miền Bắc hòng “đưa miền Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá”. Cửa Ông một lần nữa l¹i trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của địch. Song Nhà sàng, Cầu 20 và Bến cảng vẫn hiên ngang đứng vững. Tự vệ xí nghiệp đã kiên cường chiến đấu trên 100 trận và phối hợp cùng với các lực lượng vũ trang bắn rơi 2 máy bay Mỹ, góp phần cùng quân dân cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Lịch sử đã khắc ghi sự cống hiến, hy sinh của 378 cán bộ, tự vệ… của xí nghiệp lên đường chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, có 47 đồng chí anh dũng hy sinh, 81 đồng chí đã để lại một phần xương máu ở chiến trường. Vẫn còn sáng mãi tấm gương anh hùng của các đồng chí Đỗ Thị Hải, Nguyễn Thị Khang, Đặng thị Mùi, Thái Thị Nga cùng tập thể nữ tự vệ nhà sàng, suốt 8 năm trời ngày, đêm chiến đấu, kiên trung, bám trụ bảo vệ nhà sàng, giữ vững sản xuất. Còn đó hình ảnh ngời sáng của tập thể nữ công nhân Đống Bến, ngày 10/5/1972 đã dũng cảm quên mình, xúc hết 3.000 tấn than từ hầm tàu lên để cứu tàu nước bạn Liên Xô khỏi bị đắm giữa lúc máy bay giặc Mỹ quần lượn trên đầu đe doạ..
Những thành tích mà Xí nghiệp Bến Cửa Ông đạt được có sự gắn bó mật thiết với sự phát triển không ngừng của ngành Than, của Vùng Mỏ và đất nước. Đại đội nữ tự vệ nhà Sàng vinh dự được phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân đầu tiên của Vùng mỏ.
Trong những năm chiến tranh ác liệt, xuất khẩu than từ Cửa Ông là nguồn ngoại tệ lớn nhất của nước ta, góp phần thiết thực đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Cửa Ông là nơi được nhiều lãnh đạo Đảng, nhà nước về thăm, động viên. Ngày 12/8/1974 Xí nghiệp Bến Cửa Ông đổi tên thành Xí nghiệp Tuyển than Cửa Ông với những quy chuẩn mới về chế biến, sàng tuyển và quản lý.
Gieo ca trong ngày vui chiến thắng...
Đất nước thống nhất, Tuyển than Cửa Ông được xem như một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Trong giai đoạn từ 1974 đến 1985, Xí nghiệp không ngừng được đầu tư, mở rộng. Ngày 20/7/1980 nhà máy Tuyển than 2 với công nghệ của Ba Lan cùng các thiết bị đánh đống, bốc, rót HITACHI của Nhật, đầu máy TY7E của Liên Xô, toa xe 30 tấn của Rumani đã được đưa vào sử dụng…đã tạo nên một diện mạo mới của Tuyển than Cửa Ông. Năm 1986, nhà máy Tuyển than 3 ra đời và đưa tuyến đường sắt Cửa Ông - Cao Sơn vào khai thác.
Nếu như thập niên 80, công nghệ sàng tuyển từ Ba Lan được coi là hiện đại, thì 9 năm sau, công nghệ cao hơn của Úc được áp dụng tại nhà máy Tuyển than 2 có giá trị đầu tư tới 11 triệu đô la, đạt công suất 6,5 triệu tấn/năm, sản xuất ra nhiều chủng loại than chất lượng cao. Năm 2001, Xí nghiệp Tuyển than Cửa Ông đã được đổi tên và nâng tầm lên thành Công ty Tuyển than Cửa ông. Hàng loạt giải pháp công nghệ, cải tiến kỹ thuật được ứng dụng; thổi một luồng sinh khí mới vào cuộc sống và tinh thần hàng nghìn người thợ, làm thay đổi cục diện phát triển của Tuyển than Cửa Ông.
Năm 2009, Nhà sàng Tuyển than 1 – Tên gọi khác của Nhà sàng Cửa Ông được cải tạo nâng cấp, công suất từ 2 triệu lên 3,5 triệu tấn một năm; cùng dây chuyền công nghệ của nhà máy Tuyển than 2, Tuyển Than 3. Chưa bằng lòng tại đó, Tuyển than Cửa Ông là một trong những đơn vị sớm đi đầu trong đổi mới công nghệ, mở rộng kho chứa, đầu tư thiết bị đánh đống, bốc rót, vận tải, mạnh mẽ trong hành trình đi lên hiện đại hóa. Trên cả hai tuyến kéo mở miền Đông và miền Tây, đầu máy Diezen 1200 mã lực thay cho đầu máy 400 mã lực... đã đưa năng lực vận tải lên gấp đôi, nâng sản lượng kéo than mỏ lên đến 14 triệu tấn/năm, góp phần để ngành Than tăng nhanh sản lượng.
Năm 2019, Công ty đầu tư cải tạo kho chứa than Nội địa 3, đáp ứng yêu cầu nhập khẩu, chế biến than cho thị trường trong nước. Đồng thời, đưa vào hoạt động hệ thống vận chuyển đá thải vào mỏ, giải quyết bài toán nan giải về khâu đổ thải, góp phần hoàn nguyên các mỏ khu vực Cẩm Phả.
Đầu quý 4 năm 2020, Công ty đã đưa nhà máy Tuyển than Khe Chàm với công suất 7 triệu tấn/năm vào vận hành để cấp than cho các nhà máy Nhiệt điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đây cũng là công trình duy nhất được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam lựa chọn gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Cũng trong giai đoạn 2020-2023, nhiều dự án trọng điểm của Công ty được triển khai thực hiện, đánh dấu một bước đột phá trong việc cải tạo công nghệ, đầu tư thiết bị, bảo vệ môi trường, tiêu biểu như: Cải tạo và mở rộng nhà sửa chữa đầu máy”, tổng giá trị đầu tư 14,9 tỷ đồng, được TKV gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020); Công ty hoàn thành công trình Hệ thống tận thu cám độ tro cao Phân xưởng Tuyển than 2", tổng giá trị 11,7 tỷ đồng, được Tập đoàn TKV gắn biển chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam 25/5 (2007 - 2022) và được thưởng 50 triệu đồng. Năm 2023 hoàn thành công trình “Hệ thống thu hồi than PX Tuyển than 1 + PX Tuyển than 2”. Tổng mức đầu tư: 25,66 tỷ đồng, được TKV gắn biển chào mừng 5 năm ngày thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (29/9/2018 - 29/9/2023).
Bên cạnh đó là những công trình trọng điểm như: Cải tạo nền kho than; Hệ thống cấp liệu cám độ tro cao phục vụ pha trộn than ở phân xưởng Tuyển than 1, "Hoàn thiện công nghệ chế biến than Nhà máy tuyển than 3", trị giá 118,9 tỷ đồng; Công trình “Trạm trung chuyển than thương phẩm PX. Tuyển than 4”, tổng giá trị đầu tư 118,086 tỷ đồng...
Những thành quả đó là sự khẳng định, sự kiên định vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội không chỉ ở vùng Mỏ, tỉnh Quảng Ninh, rộng hơn là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay; là những đột phá, sáng tạo về lý luận trong đổi mới của Đảng, bảo vệ vững chắc cơ đồ, vị thế, tiềm lực đất nước trong bối cảnh mới.
Thực hiện lời kêu gọi: “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của Hồ Chủ Tịch, CBCN Xí nghiệp đã anh dũng bám trụ để sản xuất và chiến đấu bảo vệ nhà máy. Tự vệ Xí nghiệp đã dũng cảm phối hợp cùng với các lực lượng vũ trang trên địa bàn bắn rơi 26 máy bay Mỹ. Chiến công nối tiếp chiến công, năm 1966, đại đội nữ tự vệ nhà sàng Cửa Ông được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” - Đơn vị Anh hùng đầu tiên của vùng Mỏ.
|