BCH Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam xây dựng Chương trình công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 - Phan Thủy
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác PCTN, tiêu cực trong TKV. Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan quản lý điều hành của Tập đoàn, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các đơn vị trong thực hiện công tác PCTN, tiêu cực.
Thực hiện văn bản số 235-CV/ĐUK ngày 26/4/2021 của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, tiêu cực) hàng năm của cấp ủy; Nghị quyết số 05-NQ/ĐU ngày 13/10/2020 của Đảng ủy TKV về tăng cường công tác PCTN giai đoạn 2020- 2025; Nghị quyết số 73-NQ/ĐU ngày 30/12/2022 của Đảng ủy TKV về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2023, ngày 03 tháng 02 năm 2023, BCH Đảng bộ TKV đã xây dựng Chương trình công tác PCTN, tiêu cực năm 2023.
Theo đó, cấp ủy các cấp lãnh chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kết luận, quy định, hướng dẫn... của Trung ương, của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực, của cấp ủy cấp trên và cấp mình về công tác PCTN, tiêu cực.
Cấp ủy kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên và người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới, Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực của đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận... của Trung ương, cấp ủy cấp trên và cấp mình về công tác PCTN, tiêu cực.
Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 cụ thể như sau:
Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, bằng nhiều hình thức phong phú các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của ĐUK, Đảng ủy TKV về công tác PCTN, tiêu cực, cụ thể là: Các nội dung công tác PCTN, tiêu cực nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tập đoàn lần thứ III; Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác PCTN, tiêu cực giai đoạn 2012-2022, định hướng hoạt động cho giai đoạn tới và báo cáo số 06-BC/TW ngày 23/7/2022 của Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm công tác PCTN, tiêu cực giai đoạn 2012-2022; Chỉ thị số 04CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối hồi tài săn bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tế". Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham những”. Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “đầy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công vào bảo vệ người phát hiện, tổ giáo, người đấu tranh PCTN, lãng phí, tiêu cực", Chỉ thị số 33-CT/ĐU ngày 11/5/2022 của Đảng ủy TKV về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, tiêu cực...
Tăng cường phối hợp, chủ động thông tin, định hướng tuyên truyền về PCTN, tiêu cực, chú trọng thông tin tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trên hệ thống thông tin, tuyên truyền của TKV và các đơn vị. Chủ động lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền phủ hợp với thực tế hoạt động của đơn vị, đảm bảo hiệu quả và thiết thực.
Thực hiện Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 4, Điều 63 Bộ Luật lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nơi làm việc, thông qua Hội nghị người lao động các cấp trong TKV để thực hiện công khai, minh bạch thông tin với người lao động về hoạt động sản xuất kinh doanh, các chủ trương đầu tư, việc trích lập và sử dụng các quỹ, việc thực hiện các quy chế, quy định quản lý nội bộ của TKV và đơn vị, công tác tái cơ cấu tổ chức sản xuất, các quyền và lợi ích khác liên quan đến người lao động và doanh nghiệp.
Thực hiện công khai, minh bạch trong công tác tiếp công dân, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, PCTN, tiêu cực. Người đứng đầu đơn vị phải bố trí phòng, lịch định kỳ tiếp công dân phù hợp với quy mô, đặc thù của đơn vị, nhằm đảm bảo công tác tiếp công dân được thực hiện kịp thời, thường xuyên, công khai.
Thực hiện công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin, thực hiện chế độ công bố thông tin doanh nghiệp theo quy định, đảm bảo chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời. Công khai thông tin kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm về PCTN, tiêu cực.
Người đúng đầu đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn trong nội bộ đơn vị thực hiện công khai, minh bạch các thông tin, trường hợp phát hiện vi phạm thì phải xử lý theo thẩm quyền, hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Tiếp tục quản lý, kiểm soát chặt chẽ các chi tiêu kỹ thuật công nghệ, môi trường tại tất cả các đơn vị, các khối kinh doanh nhằm ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực; Tiếp tục thực hiện chiến lược “3 hóa” (Cơ giới hóa - Tự động hóa- Tin học hóa); thực hiện Chương trình cơ giới hóa/bán cơ giới hóa đào lò, đưa máy đảo lỏ, nâng cao tốc độ đào lò, tin học hóa, tự động hóa dây chuyển công nghệ, công đoạn sản xuất; Sử dụng đồng bộ thiết bị công suất lớn trên các mỏ lộ thiên, hệ thống cấp phát nhiên liệu tự động.
Tăng cường quản lý, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, tập trung các dự án mở rộng sản xuất, đầu tư thiết bị, nâng công suất mỏ tại các mỏ than lộ thiên, hầm lò. Thực hiện hoàn thành, kiểm toán, quyết toán kết thúc đầu tư các dự án.
Tăng cường quản lý, mua sắm, sử dụng vật tư, gắn trách nhiệm trực tiếp của người đứng đầu, bộ phận tham mưu giúp việc trong công tác vật tư. Thực hiện tối đa phương án pha trộn than trong nước và than nhập khẩu, giảm áp lực than sản xuất trong nước. Thực hiện quy trình, thủ tục nhập khẩu than theo quy định, thực hiện cơ chế ứng vốn, phân quyền nhập khẩu than cho các công ty con theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đổi mới công tác quản lý, tiêu thụ sản phẩm nhằm kiểm soát, quản lý được công nợ.
Tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng, cạnh tranh trong công tác thuê ngoài dịch vụ, sử dụng các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ trong nội bộ TKV theo đúng quy định của pháp luật, các quy chế quy định quản lý nội bộ của TKV.
Tăng cường quản trị tài chính, tập trung quản lý chặt chẽ công tác thu hồi công nợ, hình thức thanh toán, giảm dư nợ vay ngắn hạn, dự trữ vật tư hợp lý tránh thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Ứng dụng công nghệ số trong công tác theo dõi, thanh toán.
Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và đổi mới quản trị doanh nghiệp, thực hiện tái cơ cấu giai đoạn 2022-2025 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai phần mềm quản lý nhân sự trong TKV; Tăng cường quản lý lao động; tiếp tục xã hội hóa các khẩu phục vụ Tăng cường và tiếp tục xây dựng cơ chế phủ hợp nhằm chăm lo phát triển, thu hút, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao; Thực hiện kiểm soát xung đột lợi ích, thông tin, báo cáo, xử lý kịp thời.
Thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, đảng viên, người lao động trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Ngăn chặn, xử lý có hiệu quả, hạn chế sự tác động tiêu cực của nhóm lợi ích, “sân sau”, “tư duy nhiệm kỳ”, ngăn chặn nguy cơ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Hoàn thiện và ban hành các quy trình quản lý, phân cấp, phân quyền giữa Công ty mẹ Tập đoàn và các Công ty con trong các lĩnh vực hoạt động SXKD đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và phù hợp với đặc thù hoạt động của Tập đoàn. Rà soát hệ thống các quy chế, quy định, văn bản quản lý nội bộ của Tập đoàn đảm bảo đồng bộ, không chồng chéo, phù hợp với cơ chế quản lý của Tập đoàn và quy định của pháp luật.
Tiếp tục chủ động nghiên cứu, đầu tư tự thiết kế, chế tạo thiết bị, máy móc, phụ tùng cho ngành khai thác than-khoáng sản, thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới nhằm tạo ra sản phẩm KHCN chất lượng cao.
Thực hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập cán bộ theo quy định của Luật PCTN và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Bí thư cấp ủy, người đứng đầu đơn vị phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo quản lý, người đứng đầu càng phải gương mẫu; xác định hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực là một trong các tiêu chí để đánh giá cán bộ, đảng viên hàng năm, là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Tiếp tục chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, tập trung vào các lĩnh vực có nhiều dư luận hoặc dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ảnh được kịp thời, nghiêm túc. Xem xét có hình thức kỷ luật các tổ chức, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm sau kết luận thanh tra, kiểm tra, thực hiện nghiêm việc thu hồi tài sản vi phạm. Kịp thời xử lý, điều chuyển, thay thể cán bộ lãnh đạo, quản lý khi có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Động viên, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân làm tốt công tác PCTN, tiêu cực, thực hiện tốt việc bảo vệ những người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Tiếp tục phát huy vai trò của người lao động, các tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh...) nhằm tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN, tiêu cực, kịp thời cung cấp thông tin, tham gia phát hiện, phản ánh, tố cáo về tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Cấp ủy, Người đứng đầu cấp ủy cơ sở; Người đứng đầu cơ quan quản lý, điều hành các nh các công ty ty con, đơn vị thành viên TKV có trách nhiệm quán triệt, chỉ đạo và xây dựng chương trình, kế hoạch PCTN, tiêu cực của đơn vị mình phù hợp, thiết thực và hiệu quả.
Phan Thủy (TTVH)
|