Trang chủ > Tin tức sự kiện > TIN TỨC SỰ KIỆN

Ý nghĩa ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam 30/4 và lịch sử ngày Quốc tế Lao động 1/5

Cách đây 49 năm, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
 
Lịch sử, ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4
 

Xe tăng quân Giải phóng tiến vào chiếm Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 (Ảnh tư liệu)
 
Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tháng 12/1976 đánh giá: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.
 

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975) (Ảnh tư liệu)
 
Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kì tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”.

Đại thắng mùa xuân năm 1975, như nhận định của Đảng ta là một sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp năm châu bốn biển. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội lần thứ IV cũng chỉ rõ: “Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở rộng trận địa của CNXH, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên khắp trái đất đang đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và CNHX”

Lịch sử, ý nghĩa ngày Quốc tế Lao động 1/5

Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất.

Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ.

Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: “…Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”.

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia.

Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt… Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận: “Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn diện trong quần chúng công nghiệp đến như vậy”.

Ngày 20/6/1889, ba năm sau “thảm kịch” tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.

Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.

Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.
 

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động  ngày 01/5/1955 (Ảnh tư liệu)

Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập – tự do – dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế – xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: Thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo… Đây là cuộc mit-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 – 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.

Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của hai giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Nguồn ST

 



Các tin liên quan:
  Tăng cường công tác đảm bảo ATVSLĐ trong hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
  Tuyển than Cửa Ông chủ động phòng chống thiên tai, bảo vệ kho than trong mùa mưa bão
  Tổ chực xét chọn “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh” lần thứ IV, năm 2024 Cẩm Thúy
  Chương trình thăm, tặng quà tổ đội Thanh niên tham gia quản lý nhân Tháng công nhân năm 2024 của Đoàn Thanh niên TKV tại Công ty Tuyển than Cửa Ông
  Tuyển than Cửa Ông: Nét nổi bật trong các hoạt động hưởng ứng “Tháng công nhân” năm 2024
  Hơn 2000 người lao động làm nghề nặng nhọc độc hại Công ty Tuyển than Cửa Ông – TKV được khám sức khoẻ định kỳ và phát hiện bệnh nghề nghiệp năm 2024
  thể lệ cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động
  Phiếu kết quả quan trắc môi trường nước mặt
  Công ty Tuyển than Cửa Ông: Phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động - Tháng công nhân năm 2024.
  Lực lượng tự vệ Công ty Tuyển than Cửa Ông - TKV tham gia Hội thao bắn súng quân dụng lực lượng Thường trực Quân đội và dân quân tự vệ LLVT tỉnh Quảng Ninh năm 2024.
  Ý nghĩa ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam 30/4 và lịch sử ngày Quốc tế Lao động 1/5
  “Chủ trương 1, biện pháp 10, quyết liệt 20”
  Tăng cường công tác đảm bảo an ninh hệ thống thông tin trọng yếu
  Tuyển than Cửa Ông đẩy mạnh triển khai áp dụng phần mềm Nhật lệnh sản xuất điện tử
  Trung tâm ĐHSX Quảng Ninh triển khai nhiệm vụ sản xuất, tiêu thụ than
  Tuyển than Cửa Ông - TKV: Hưởng ứng Tháng Công nhân - Tháng hành động AT, VSLĐ
  Hướng dẫn tổng kết, khen thưởng công tác ATVSLĐ-PCCN ngành Công Thương năm 2023 (Cẩm Thúy)
  Công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động năm 2024 (Cẩm Thúy)
  Thực hiện chương trình truyền thông giai đoạn 2023 – 2028 (Cẩm Thúy)
  Hướng dẫn tổng kết, khen thưởng công tác ATVSLĐ-PCCN ngành Công Thương năm 2023 (Cẩm Thúy)
  Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
  Tuyển than Cửa Ông tăng cường công tác PCTT - TKCN và công tác AT, VSLĐ quý I năm 2024
  Tuyển than Cửa Ông tăng cường các biện pháp ứng phó với dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ
  Các đơn vị trong Công ty Tuyển than Cửa Ông diễn tập công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
  Họp BCĐ Tháng hành động AT, VSLĐ – Tháng Công nhân năm 2024
  Hướng dẫn tổng kết, khen thưởng công tác ATVSLĐ-PCCN ngành Công Thương năm 2023 (Cẩm Thúy)
  Tăng cường công tác đảm bảo AT, ANTT dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

CÔNG TY TUYỂN THAN CỬA ÔNG
Địa chỉ: Phường Cửa Ông - Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại:02033 865.043 - Fax: 02033 865.656 / Copyright © CUA ONG